top of page

#Knowledge: L&D - What is your learning style?

  • aiesechcmcblog
  • Sep 20, 2017
  • 4 min read

Với mong muốn giúp các AIESECer phát triển bản thân tốt hơn, không chỉ qua những trải nghiệm đã có trong AIESEC, chuyên mục “Knowledge &Training" đã ra đời nhằm cung cấp thông tin hữu ích về những kiến thức, kĩ năng hữu ích giúp mọi người học hỏi, hiểu thêm cũng như tự rèn luyện mình. Dù bạn có phải là AIESECer hay không, thì bạn vẫn thuộc độ tuổi trẻ trung, xinh đẹp, ham học hỏi để phát triển đúng không nào?

Và hôm nay sẽ là bài mở màn đầu tiên.

Bạn có biết hiện nay người ta đã định nghĩa lại trí thông minh, rằng không chỉ có 2 loại trí thông minh là EQ và IQ, mà có đến 8 loai hình thông minh, trong đó có 4 loại: trí thông minh thị giác, trí thông minh âm thanh, trí thông minh vận động, và trí thông minh ngôn ngữ. Điều này thể hiện một người khi sở hữu phần lớn một hay nhiều trí thông minh nào, sẽ có khả năng tiếp nhận và xử lí thông tin ở lĩnh vực đó tốt hơn.

Được phát triển vào năm 1920 bởi nhiều nhà tâm lí học, VAK Learning Style Model là một mô hình phân loại 3 cách học phổ biến mà con người thường áp dụng. Theo mô hình này, đa phần mỗi chúng ta đều học bằng một trong 3 phương pháp: visual (qua hình ảnh), auditory (qua âm thanh), kinesthetic (qua vận động). Rõ hơn là:

  1. Visual: một người sẽ học nhanh và ghi nhớ những thông tin xuất hiện trước mặt họ dưới dạng hình ảnh nào đó, ví dụ như biểu đồ, sơ đồ,...

  2. Auditory: đây là những người rất nhạy với giọng nói (trong bài giảng hay thảo luận nhóm). Họ sẽ tiếp thu tốt với những thông tin bằng âm thanh hoặc nghe đi nghe lại giọng của mình.

  3. Kinesthetic: phương pháp này thể hiện ở những người thích trải nghiệm cảm giác được chạm vào hoặc thực hành để học thay vì đọc lý thuyết hay nghe hướng dẫn trước. Họ cũng là những người luôn thích thử những cái mới.

Ngoài ra, còn một phiên bản biến thể của giáo viên Neil D. Fleming ở New Zealand, đó là VARK, thêm một phương pháp nữa là Reading/Writing (đoc-viết): thể hiện ở những người học chủ yếu sử dụng lặp lại từ ngữ và văn bản. Ở đây có thể có sự trùng lặp với phương pháp học qua thị giác và thính giác, vì từ ngữ và văn bản đều thuộc cả hai, tuy nhiên, người có xu hướng học cách này ghi nhớ tốt nhất thông qua việc ghi chú.

***Vậy thì, làm sao tìm ra được mình thuộc cách học nào?

Có thể bạn đã ý thức được sở thích học tập của bản thân, vì điều này phản ánh ngay từ những ngày đầu bạn đi học. Nhưng nếu bạn vẫn chưa thực sự chắc chắn, bạn có thể tìm câu trả lời thông qua các tình huống sau:

  • Nghĩ về điều khiến bạn than phiền: khi bạn than phiền, cảm xúc của bạn sẽ tăng lên, bạn sẽ muốn quay về phong cách giao tiếp mà bạn thấy thoải mái nhất. Ví dụ như: muốn nhìn thấy đôi mắt ai đó (visual), quấy rối qua điện thoại (auditory), đập tay lên bàn (kinesthetic), nhanh chóng viết một email ngắn (reading/writing)

  • Tưởng tượng bản thân đang ở trong một tình huống khó chịu: Nếu giả sử bạn bị lạc đường trong một thành phố lạ, bạn sẽ làm gì để thoát ra khỏi đó? Dùng bản đồ (visual), hay hỏi đường (auditory), hay vẫn tiếp tục đi cho đến khi bạn cảm giác được bạn đang ở đâu (kinesthetic)?

  • Bạn thích lối trình bày như thế nào: Hãy nghĩ về bài trình bày cuối cùng bạn đã tham dự. Điều gì khiến bạn nhớ nhất? Đó có phải là bảng xếp hạng hay hình ảnh trực quan (visual), những từ mà người thuyết trình đã sử dụng (auditory), hoặc bất kỳ sự tham gia nào của khán giả (kinesthetic)?

***Làm thế nào để nhận biết được một người có sở thích học tập gì?

Muốn tìm ra cách học yêu thích của một ai đó, bạn nên để ý các câu trả lời hoặc các cụm từ mà họ thường dùng để phản hồi

  • Visual: tôi đã hiểu ý bạn, tôi đã thấy được bức ảnh, quan điểm của bạn là gì,...

  • Auditory: có tiếng chuông reo lên, tôi đang nghe bạn nói, với tôi nghe có vẻ ổn đấy,...

  • Kinesthetic: điều đó có vẻ đúng, làm sao để bắt được bạn, để tôi thử xem,...

  • Reading/Writing: những người thích thú với việc đọc-viết sẽ ghi chú dễ hơn khi sử dụng Mind Maps. Bản đồ tư duy giúp phá vỡ những chủ đề phức tạp thành từng phần nhỏ dễ nắm bắt, từ đó khiến cho việc tiếp thu thông tin trở nên dễ dàng hơn, và sẽ hiệu quả hơn nếu được bổ sung thêm hình ảnh và màu sắc.

Bằng sự đơn giản và tính trực quan hữu ích, mô hình VAK đã giúp ích rất nhiều cho các giáo viên và nhiều nhà huấn luyện. Tuy nhiên, việc học theo một cách học duy nhất chưa hẳn là tốt nhất. Trên thực tế, phương pháp học hiệu quả là khi áp dụng cả 3 cách học trên. Và việc bạn áp dụng phương thức nào sẽ còn tùy thuộc vào sự khác nhau giữa điểm mạnh và sở thích, hay khả năng học bẩm sinh, kĩ năng công nghệ, một chủ đề hào hứng, môi trường học. Việc training cần linh hoạt với hoàn cảnh và bối cảnh, cũng như sự ưu tiên cho học tập.

Muốn tìm hiểu rõ hơn về mô hình này, bạn có thể tham khảo tại link:

Hi vọng bài viết đầu tiên này sẽ giúp ích được mọi người. Chuyên mục sẽ hiện hình vào thứ 5 hằng tuần. Hẹn gặp lại trong những bài tiếp theo cùng với nhiều kĩ năng thú vị khác nhé.

コメント


Featured Posts
Check back soon
Once posts are published, you’ll see them here.
Recent Posts
Archive
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Twitter Basic Square
  • Google+ Basic Square
bottom of page