#Knowledge: Questioning Techniques
- aiesechcmcblog
- Sep 24, 2017
- 5 min read
“Ủa ý mày là sao hỏi lại đi!”
“Tao không hiểu nó đang hỏi gì nữa...”
“Thì nó hỏi sao tao trả lời vậy thôi”
Đó là những phản ứng quen thuộc khi một cuộc đối thoại xảy ra mà các bên không hiểu lẫn nhau. Thông thường, 1 người khi hỏi bất kì câu hỏi nào đều vì mục đích nhất định nào đó, nhưng vấn đề là liệu mục đích đó có được thể hiện đúng và đầy đủ thông qua việc chuyển đổi suy nghĩ thành lời nói. Và những trường hợp trên, cho thấy rằng việc đặt câu hỏi đúng đắn là rất quan trọng, và nó ảnh hưởng lớn đến những thông tin hoặc phản ứng mà người hỏi nhận được. “Nếu như bạn cung cấp sai thông tin, những gì bạn thu thập được cũng sẽ không chính xác.” Chẳng những thế, nó còn khiến cuộc đối thoại dần đi vào ngõ cụt, làm cho cả 2 bên đều bối rối không biết phải nói gì tiếp theo, mất đi sự thoải mái và khoảng cách quan hệ cũng dài hơn một chút.
Vậy, làm thế nào để đặt câu hỏi cho hiệu quả?
Có rất nhiều loại câu hỏi khác nhau, mỗi loại câu hầu hết tập trung vào một mục tiêu nhất định nào đó. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại câu hỏi đó, và làm sao để sử dụng chúng một cách phù hợp.
Open and Closed Questions

Close Questions, đúng như cách gọi câu hỏi đóng sẽ nhận câu trả lời rất ngắn và ít từ. “Bạn tên gì?” “Bạn học trường nào?”. Close Questions thường dùng để kiểm tra hiểu biết, đưa ra những kết luận hay hay hỏi để kết thúc.
Câu hỏi mở, mở ra lời đề nghị cung cấp nhiều thông tin hơn, thường bắt đầu bằng cái gì, tại sao, làm thế nào.
“Điều gì đã khiến bạn apply vào AIESEC?”
“Làm sao để qua môn ở đại học?”
Open Questions giúp mở rộng cuộc hội thoại, khai thác thông tin chi tiết hơn và hiểu rõ ý kiến, quan điểm của người khác.

Funnel Questions
Đây là cách hỏi nhân chứng mà các thám tử thường sử dụng để điều tra vụ án. Cách hỏi với nhiều câu hỏi liên tiếp nhau, bắt đầu với câu hỏi rất chung chung và sau đó tập trung xoáy vào một chi tiết trong từng câu trả lời. Cứ thế mà thông tin sẽ dần lộ ra.
"Có bao nhiêu người tham gia vào cuộc chiến?"
"Khoảng mười."
"Họ là trẻ con hay người lớn?"
"Hầu hết là bọn trẻ."
"Họ tầm bao nhiêu tuổi?"
"Khoảng mười bốn hay mười lăm."
"Có ai trong số họ mặc gì đặc biệt không?"
"Vâng, vài người mang mũ bóng chày màu đỏ."
"Bạn có thể nhớ có bất kì logo nào trên một trong những chiếc mũ đó không?"
"Bạn đã nhắc đến nó, vâng, tôi nhớ nhìn thấy một bức thư lớn ghi N."
Sử dụng kĩ thuật này, các thám tử sẽ giúp nhân chứng như sống lại vào thời điểm xảy ra chuyện và tập trung vào những chi tiết hữu ích có lợi cho việc thu thập, hơn là việc chỉ hỏi chung chung kiểu như: “Bạn có nhìn thấy cái gì chi tiết hơn không?”
Tips: Khi bắt đầu, nên dùng những câu hỏi đóng. Khi cuộc đối thoại có vẻ tốt, chuyển sang những câu hỏi mở.
Probing Questions
Kiểu câu hỏi thăm dò là một cách khác để khai thác thông tin một cách cụ thể hơn, khi bạn muốn làm rõ hơn vấn đề, hay cần thêm bằng chứng xác thực cho các dữ liệu được cung cấp. Đây là dạng câu hỏi hiệu quả để đảm bảo tính chắc chắn trong câu nói, và lấy được những điều mà người trả lời còn tránh đề cập đến. Ví dụ như “Khi nào bạn cần đến tài liệu này và tại sao lại cần?” “Làm sao để chứng minh những con số khảo sát ấy là đúng và không bị trùng?” ...
Tips: Nên thêm vào những từ như “chính xác, chắc chắn” khi hỏi. “Chính xác là khi nào bạn lấy?” “Bạn chắc chắn bao nhiêu về chuyện này?”
Leading Questions
Người hỏi câu này có khuynh hướng dẫn dắt suy nghĩ người nghe theo ý họ theo nhiều cách:
Dựa vào các giả định chủ quan của người nói: “Bạn tính giải quyết hậu quả như thế nào?” khi họ nghĩ đến tình huống xấu.
Đưa quan điểm cá nhận vào: “Cái váy đó đẹp đúng không?” “Lựa chọn 2 có vẻ tốt hơn nhỉ?”
Câu hỏi chỉ với 2 lựa chọn, và cả 2 đều làm bạn hứng thú. Bạn có thể đưa ra câu trả lời khác như “Không chọn” chẳng hạn, tuy nhiên hầu hết mọi người đều chỉ nghĩ và quyết định trong 2 lựa chọn mà bạn nói đến.
Tips: Nên suy xét cẩn thận trước khi nói. Nếu bạn nói trong một tâm thế chỉ nghĩ đến bản thân mà không màng đến việc nó gây ảnh hưởng xấu đến người khác, nó có thể được xem là cố tình thu hút và không thành thực.
Rhetorical Questions
Đây không hẳn là một câu hỏi, vì nó không vì mục đích đón nhận câu trả lời. Đây chỉ đơn giản là một cách bày tỏ suy nghĩ, trạng thái thông qua hình thức câu hỏi: “Bạn ấy thiết kế đẹp đúng không?” thay vì bày tỏ thẳng thừng rằng “Bạn ấy thiết kế đẹp quá”. Người nói có xu hướng muốn thu hút người khác thông qua cách nói này.
Tips: Rhetorical Questions sẽ tạo hiệu ứng mạnh mẽ nếu nó được thể hiện bằng một chuỗi các câu hỏi liên tiếp.
Using Questioning Techniques
Chắc chắn bạn đã sử dụng các cách hỏi trên trước đây trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu biết cách áp dụng từng loại vào những tình huống, mục đích cho phù hợp, bạn có thể thu thập các thông tin, kết quả một cách hiệu quả hơn bạn mong muốn.
Cho việc học: dùng câu hỏi đóng - mở và câu hỏi dạng thăm dò.
Xây dựng mối quan hệ: Nếu bạn dùng những câu hỏi mở “kể tôi nghe về…” hay có thái độ rõ ràng muốn hiểu rõ quan điểm của ai đó, đa phần họ sẽ phản hồi lại rất tích cực, giúp duy trì và phát triển mối quan hệ hơn qua cuộc đối thoại.
Quản lí, huấn luyện
Tránh bị mất thông tin
“Hạ hỏa” những tình huống gay gắt
Thuyết phục người khác
Một số tips:
Hãy đảm bảo rằng bạn cho người nghe có đủ thời gian để suy nghĩ và trả lời, vậy nên đừng vội nhất thời cho rằng họ “no comment” và cho qua.
Kĩ thuật đưa ra câu hỏi cần đi đôi với việc lắng nghe cẩn thận, từ đó bạn có thể hiểu được suy nghĩ rõ ràng trong câu trả lời từ đối phương.
Ngôn ngữ cơ thể và tông giọng của bạn cũng đóng vai trò quan trọng trong những câu hỏi bạn thu nhận được khi bạn đặt câu hỏi.
Để tham khảo kĩ hơn, hãy click vào link này: https://www.mindtools.com/pages/article/newTMC_88.htm
That’s all. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích mọi người trong việc phát triển khả năng giao tiếp của mình.
Comments